Skip to main content

Xây nhà – 9 bước chuẩn bị

Viết bởi KTS Phạm Mai Hương – PMH Studio

Biệt thự gia đình – Long Biên Hà nội. Thiết kế : PMH Studio.

Xây nhà cho gia đình hay cho riêng mình, nhưng lại chưa biết bắt đầu như thế nào. Xây nhà nhà là cả một việc lớn trong cuộc đời, mỗi người bình thường thường xây đôi ba cái nhà trong suốt cuộc đời mình. Với những người đã xây qua một ngôi nhà thì đã rõ các bước cần chuẩn bị, nhưng cũng có những người chưa từng xây một cái nào nên có thể còn rất bỡ ngỡ nên bắt đầu từ đâu và làm những việc gì. Việc này có vẻ khá phức tạp khi xây nhà theo ý mình từ đất không chứ không phải mua sẵn nhà trong dự án. Và phải thú thật là đây là một việc phức tạp. Chúng tôi ở đây để sẵn sàng giúp bạn! Những lời khuyên dưới đây sẽ hướng bạn đi đúng cách và có được một cái nhìn tổng thể về toàn bộ quá trình chuẩn bị cho xây nhà.

NHỮNG SUY NGHĨ ĐẦU TIÊN

Khi bạn có ý nghĩ về việc muốn xây nhà hay biệt thự của mình rồi thì bạn nên bắt đầu với ba việc sau:

  • Đưa ra khoản chi phí dự kiến cho thiết kế kiến trúc – nội thất và xây dựng
  • Xác lập kế hoạch
  • Tìm vị trí đất có thể mua, hoặc có thể bạn đã mua sẵ từ trước.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VÀ PHỐI HỢP

Kể từ bắt đầu có suy nghĩ về việc mua đất xây nhà, bạn sẽ trải qua các bước sau để có được ngôi nhà mong muốn:

  • Bước 1: Bắt đầu: Định hình ngôi nhà, lập nhiệm vụ thiết kế và dự kiến chi phí.
  • Bước 2: Mua đất.
  • Bước 3: Tìm thầy phong thủy
  • Bước 4: Tìm kiến trúc sư thiết kế
  • Bước 5: Thiết kế sơ bộ
  • Bước 6: Xin phép xây dựng
  • Bước 7: Thiết kế chi tiết theo quy định cho phép
  • Bươc 8: Tìm hiểu các vật liệu xây dựng hiện có trên thị trường
  • Bước 9: Tìm nhà thầu thi công

BƯỚC 1: BẮT ĐẦU

ĐỊNH HÌNH QUY MÔ NGÔI NHÀ

Đây là một việc rất thú vị vì đây chính là lúc bạn bạn nghĩ về ngôi nhà mà bạn hằng ao ước. Bạn sẽ định hình các phòng, các không gian theo đúng cách mà bạn hay gia đình bạn sẽ sống và sinh hoạt. Tất cả các đồ nội thất và thiết bị như các bộ sofa, bộ bàn ghế ăn, giường, tủ, hay các phụ kiện như tay nắm cửa, bàn bếp, thiết bị phòng tắm và các hệ thống điều hoà hay âm thanh đều do bạn nghĩ ra. Để rõ những gì bạn muốn, bạn nên nghĩ đến mong muốn sẽ sử dụng ngôi nhà như thế nào. Các câu hỏi và gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn định hình quy mô ngôi nhà của mình.

  • Định được kích cỡ căn nhà:

. Bạn muốn nhà lớn hay bé theo sở thích

. Bạn muốn có bao nhiêu tầng nhà

. Bạn cần những phòng gì trong nhà?

  • Những điểm nào trong lối sống (lifestyle) mà bạn muốn đưa vào trong ngôi nhà mới này
  • Suy nghĩ về bố cục ngôi nhà mà bạn thích. Ví dụ như là phòng ăn phải nhìn ra bể bơi….
  • Bạn muốn cấu trúc đồ đạc của từng phòng như thế nào. Ví dụ: bạn muốn phòng tắm phải có bồn zacuzzi chẳng hạn
  • Chọn phong cách kiến trúc và nội thất mà bạn thích
  • Bạn có muốn những yếu tố đặc biệt không? Ví dụ như bể bơi, lò sưởi, hệ thống điều hoà bức xạ nhiệt (www.wasserkabel.eu)
  • Các tiêu chuẩn thiết kế xanh bạn có cần không

Nếu các bước này các bạn không thể tự nghĩ ra được thì Kiến trúc sư có thể giúp đỡ bạn. Vì vậy bạn có thể tham vấn kiến trúc sư ngay tại bước này.

 

CHI PHÍ

Bạn định bỏ ra chi phí bao nhiêu cho ngôi nhà. Hãy đưa ra chi phí cho các khoản sau:

  • Mua đất
  • Phí thiết kế kiến trúc, nội thất và cảnh quan (nếu cần)
  • Phí xây dựng ngôi nhà
  • Phí làm cảnh quan
  • Phí hoàn thiện nội thất
  • Phí mua đồ đạc
  • Các chi phí phụ trội

LẬP KẾ HOẠCH XÂY VÀ CHUYỂN NHÀ

Bạn cũng như tất cả những người khác đều muốn nhà mình xây nhanh nhất có thể. Bạn có thể sẽ có trong suy nghĩ một thời điểm nào đó để xong nhà, nhưng khá khó khi lên kế hoạch ngày cụ thể.

Có một số việc bạn cần lưu ý khi bạn lập kế hoạch làm nhà:

  • bạn có chuẩn bị có con không?
  • Bạn sẽ định bán nhà cũ hay cho thuê. Bạn sẽ định thời điểm cho việc bán hay thuê lúc nào?
  • Lịch năm học của con bạn có bị ảnh hưởng nếu bạn chuyển nhà không?
  • Bạn nên cân nhắc các mùa trong năm như mùa mưa chẳng hạn để việc xây dựng không bị ảnh hưởng hay bị dừng.

BƯỚC 2: LỰA CHỌN MUA ĐẤT

Nguồn: https://www.indiamart.com

Việc này có thể bạn đã làm từ rất lâu trước khi có ý định làm nhà rồi. Vậy thì bạn sẽ bắt tay vào các bước sau luôn.

Còn nếu bạn chưa mua đất thì hãy nghĩ vị trí mảnh đất cũng quan trọng tương tự như việc xây nhà. Vị trí mảnh đất sẽ ảnh hưởng lớn đến những thứ bạn muốn có trong nhà về mặt cấu trúc kỹ thuật cũng như thẩm mỹ; đến công việc của gia đình như kinh doanh, lựa chọn trường học cho con cái…

Đối vi Kiến trúc sư, bướđầu tiên vào thiết kế mt ngôi nhà chính là v trí khu đất s xây nhà. Chúng tôi s quan tâm đến các yếu t như sau: hướng nhà, hướng gió, hướng mt tri xem kh năng đón ánh nng các mùa, địa hình khu đất và các đặđim t nhiên khu đất. Đây là nhng tiđề đầu tiên để chúng tôi bđầu gt dũa nên hình hài ngôi nhà ca bn.”

Các yếu tố sau cần quan tâm khi lựa chọn đất xây nhà:

. Kích thước mảnh đất

. Hàng xóm xung quanh

. Đất nền phẳng hay dốc

. Hướng mảnh đất

. Các yếu tố xung quanh (hồ nước, công viên, cánh đồng…)

. Cây cối xung quanh (cao độ cây, nhớ là các loại cây lâu năm mới cần quan tâm)

. Kiểu kiến trúc của các nhà xung quanh và trong khu vực

. Các đường cấp của hệ thống kỹ thuật hạ tầng (đường cấp thoát nước, điện cấp vào từ đâu, là 3 pha hay 1 pha, đường điện thoại, cáp….)

Bạn nên tham khảo thầy phong thuỷ trước khi quyết định mua. Mảnh đất phù hợp với tuổi của gia chỉ sẽ tốt hơn là thiếu phù hợp. Sau đó nếu bạn còn lăn tăn thì nên gặp kiến trúc sư để được tư vấn là mảnh đất có phù hợp cho thiết kế nhà không. Việc này giúp bạn hiểu rõ mảnh đất với như cầu của cá nhân và gia đình, giúp bạn có được sự hỗ trợ chuyên môn trước khi quyết định mua bán mảnh đất đó.

BƯỚC 3: TÌM HIỂU VỀ CÁC THỦ TỤC XIN PHÉP XÂY DỰNG

Các vị trí đất tại bất cứ vị trí nào đều gần như đã có các quy định về cao độ công trình, số tầng tối đa, khoảng lùi so với vỉa hè. Bạn nên đến phòng Quản lý đô thị tại quận nơi mình sinh sống để tìm hiểu thông tin. Hoặc nếu bạn không làm được thì KTS có thể giúp bạn làm việc đó.

Trong quá trình thiết kế KTS sẽ giúp bạn lập một Hồ sơ xin phép xây dựng theo các quy định quy hoạch của ngôi nhà của bạn, và bạn có thể mang lên phường hoặc quận thuộc ngôi nhà sẽ xây để xin cấp phép.

Các quy định trong cấp phép xây dựng là những tiêu chí bạn cần tuân thủ. Có nhiều gia đình muốn xây nhiều hơn so với sự cho phép và họ làm cách nào đó để được cấp phép, song có thể trong tương lai sẽ có những vấn đề về luật pháp có thể xảy ra mà chúng ta không lường trước được liên quan đến ngôi nhà mình ở, do đó chúng tôi khuyên bạn nên xây đúng như quy định cho phép.

BƯỚC 4– LẬP NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

Trước khi bắt đầu giai đoạn thiết kế, một việc rất quan trọng là lập Nhiệm vụ thiết kế cho ngôi nhà của bạn. Việc này nên được bắt đầu trước khi bạn thuê kiến trúc sư. Bạn hãy dựa vào các gợi ý dưới đây xem sao:

  1. Tưởng tượng một ngôi nhà lớn chỉ riêng dành cho bạn và thể hiện được cá tính và sở thích của bạn. Sau đó bạn sẽ điều chỉnh dần ý tưởng đó theo các yêu cầu về mức chi trả, về kế hoạch thời gian và và các yếu tố khác chị phối.
  2. Phân biệt rõ những gì bạn “CẦN”, “MUỐN”, “MƠ ƯỚC” và “KHÔNG MUỐN”
  3. Hãy liệt kê ra những Phòng mà bạn thấy quan trọng đối với bạn. Hay nói cách khác là liệt kê theo chiều ưu tiên các phòng mặt bạn cần.
  4. Hãy đặt vị trí các yếu tố kiến trúc hay nội thất đặc biệt mà bạn muốn có cho ngôi nhà. Vì với nhà xây thì giá thành sẽ khác nhau với các lựa chọn khác nhau.
  5. Hãy tìm và tập hợp lại những gì bạn đã từng tìm hiểu về nhà ở và muốn có trong nhà mình. Một số trang web có thể giúp bạn việc này như là pinterest.comwww.google.comwww.tcnhadep.com.vn… hoặc các báo in như là Nhà đẹp, Kiến trúc & Cuộc sống,
  6. Trong ngôi nhà hiện nay của bạn có phòng nào hay chỗ nào mà bạn không thích hay không phù hợp, nên viết ra để làm việc với KTS sau này.

“Tôi thường hỏi khách hàng những gì anh chị thích hay những gì không thích. Hiểu được những gì khách hàng không thích cũng quan trọng như những gì khách hàng thích. Vì là KTS, chúng tôi đều lấy đó là các tiền đề cho thiết kế”.

Bill Kaufmab của công ty WESkEtch Architecture.

SUY NGHĨ XEM NGÔI NHÀ CỦA BẠN SẼ CÓ QUY MÔ THẾ NÀO?

Khu biệt thự Village D’Asie – TP HCM – Thiết kế concept bởi PMH Studio – www.pmh-studio.com

Đây cũng là một trong những bước đầu tiên trước khi xây nhà. Bạn có thể hình dung ra kích cỡ quy mô ngôi nhà của bạn sẽ lớn như thế nào. Để rõ được với từng ngôi nhà, các bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:

. Đầu tiên, hãy kiểm tra các quy định về quy hoạch nơi có mảnh đất nhà bạn xem số tầng cho phép xây, diện tích tối đa được xây như thế nào.

Hầu như các thành phố lớn đều đã có quy định về qu hoạch. Bạn có thể đến phòng Quy hoạch của quận nơi nhà bạn sẽ xây để hỏi thông tin này.

. Bạn muốn xây bao nhiêu tầng: bạn muốn xây nhà 1 tầng, 2 hay 3 tầng? Bạn muốn có tầng hầm không? Bạn có muốn sử dụng thang máy không?

. Cuối cùng hãy suy nghĩ về số các phòng bạn cần cho ngôi nhà của mình:

  • số phòng ngủ và phòng tắm
  • Các phòng sau bạn sẽ Cần hay là Muốn:

* Phòng khách trang trọng hay phòng khách bình thường

* Văn phòng gia đình

* phòng đồ bẩn

* Bếp liền phòng ăn

* Phòng ăn riêng trang trọng

* phòng chơi trẻ em

* phòng nghe nhạc, chiếu phim

* Phòng giặt

* Phòng tập gia đình

* Garage ô tô

* Tầng hầm hay Tầng áp mái

* Xưởng gia đình

HÌNH THÀNH LỐI SỐNG CỦA BẠN CHO NGÔI NHÀ

Bạn có lối sống nào, môn thể thao nào chơi thường xuyên nào mà sẽ ảnh hưởng đến việc không gian trong nhà. Vì đây là ngôi nhà xây riêng cho bạn nên bạn hoàn toàn có thể thiết kế cho lối sống hoặc các sở thích của bạn. Ví dụ: nếu bạn thích đi xe đạp thì trong nhà cần có chỗ để xe đạp. Nếu bạn là một nhạc sĩ thì chắc hẳn bạn sẽ cần một phòng thu trong nhà. Nếu bạn là một họa sĩ thì chắc bạn phải cần studio để vẽ. Hay nếu bạn chơi golf, tennis… bạn đều cần không gian cho các đồ đó trong nhà. Bạn sẽ nói với KTS những phòng đặc biệt này để họ đưa vào thiết kế.

Các yếu tố khác cần cân nhắc:

. Bạn có cần không gian để trưng bày tranh, các tác phẩm nghệ thuật

. Bạn có cần giá sách? Giá liền tường cao sát trần hay giá đi động?

. Bạn là nhạc sĩ? Vậy thì cần nghĩ đến một phòng riêng có cách âm để có thể chơi được nhạc.

SUY NGHĨ VỀ BỐ CỤC NGÔI NHÀ

Khi bạn đã biết các phòng và kích cỡ phòng rồi bạn sẽ cần suy nghĩ về sắp đặt chúng như thế nào để phù hợp với lố sống của bạn. Bạn nghĩ về cách bạn mong muốn việc đi lại từ phòng này sang phòng kia, hay đi trong không gian chung như từ phòng khách sang phòng ăn như thế nào, phòng khách bạn muốn nhìn về đâu và ơn bên ngoài sẽ như thế nào, bể bơi sẽ được từ phòng khách hay từ phòng ngủ….

Bạn nên trả lời câc câu hỏi dưới đây :

. Bạn muốn một không gian mở hay phân chia rõ ràng

. Bạn muốn có các không gian chung lớn như là các phòng khách lớn trong các biệt thự hay các phòng khách nhỏ và ấm cúng.

. Đối với nhà hai tầng trở lên, bạn nên nghĩ đến việc tầng 1 có những phòng nào, các tầng trên có những phòng nào.

. Lối vào nhà: bạn muốn có lưới trước, lối sau, với biệt thự riêng thì có thêm nhiều cửa. Vậy bạn muốn đi ra vào nhà thế nào cũng cần nghĩ đến ngay.

. Bạn có muốn ngôi nhà có không gian trong và ngoài liên hoàn hay tách biệt hẳn.

SUY NGHĨ VỀ CÁCH BÀI TRÍ CỦA MỘT SỐ PHÒNG ĐẶC BIỆT:

. Phòng nào bạn muốn đặt gần hoặc cách xa nhau. Ví dụ nếu bạn có con nhỏ, có khi bạn lại muốn đặt phòng chơi của con bên cạnh bếp để dễ bề kiểm soát. Hay là phòng giặt chắc phải để xa phòng ngủ để tránh ồn.

. Bạn có cần những vùng cần nhiều riêng tư không? Ví dụ với phòng ngủ chính trong nhà bạn có cần sự tách biệt hẳn với các phòng ngủ khác không, hoặc có cần nằm hẳn tại một tầng riêng. Phòng làm việc của bạn có muốn đặt ở góc yên tĩnh hay muốn cạnh phòng ngủ không.

. Gia đình bạn có ở với bố mẹ không? Bạn có nghĩ đến việc ông bà sẽ sống cùng và sinh hoạt cùng, hay bạn muốn tạo một phòng riêng có đủ các chiếc năng như bếp, phòng tắm cho các cụ.

CÁC ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA CÁC PHÒNG THEO CÁCH BẠN MUỐN

Các phòng chức năng đều có các đặc điểm về thiết bị, về đồ đạc mà bạn nên biết trước để cân nhắc như sau.

Khu bếp:

. Bạn có cần làm hai phòng bếp, một phòng bếp bẩn (chuyên nấu các đồ có nhiều mùi như rán, ninh) và một bếp sạch chỉ làm đồ nhanh, đồ nguội và có tính trang trí nhiều hơn

. Bạn muốn có diện tích bề mặt bàn bếp lớn hay nhỏ?

. Bạn muốn bàn ăn chung trong bếp hay phòng ăn tách riêng độc lập?

. Phòng bếp có cần TV, chỗ ngồi tiếp khách nhỏ không?

. Bạn có cần bàn đảo không?

. Nhà bạn có cần sử dụng cho các buổi buffet không?

. Chậu rửa có cần hai loại, chậu rửa chính, và chậu rửa đồ sạch không

. Bạn có cần quầy bar liền bếp?

. Bạn sẽ dung thiết bị bếp gas hay bếp từ/điện?

. Bạn sẽ muốn dung tủ lạnh đôi hay đơn, của hang sản xuất nào?

. Bạn có cần có tủ đông không?

Phòng ngủ:

. Phòng ngủ có tủ quần áo thường hay tủ sát trần, hay có hẳn phòng thay đồ?

. Số lượng tủ cần.

. Phòng ngủ có liền phòng tắm hay tách biệt?

Phòng tắm:

. Các thiết bị sẽ sử dụng trong phòng tắm: hoa sen tắm, bồn tắm, bồn Jacuzzi?

. Số chậu rửa cần có trên bàn đá.

. Bàn trang điểm có đặt vào đây không?

. Có đặt tủ quần áo trong phòng không?

Phòng giặt đồ:

. Phòng giặt bạn muốn để hẳn thành một phòng riêng? Hay bạn muốn chung vào phòng khác, như phòng tắm chẳng hạn.

. Thiết bị gồm có máy giặt, hay có cả máy giặt và máy sấy?

. Các yêu cầu trong phòng này: bàn chậu rửa, bàn gấp quần áo, móc treo?

. Hay bạn đặt máy giặt bên ngoài: ở ngoài ban công? Sân ngoài nhà?….

QUYẾT ĐỊNH STYLE MÀ BẠN YÊU THÍCH

Hãy nghĩ những kiểu dáng thiết kế kiến trúc và nội thất mà bạn thích. Việc này bắt buộc cần phải nghĩ và quyết định ngay trước khi bắt đầu thiết kế. Và bạn cũng cần tìm những kiến trúc sư chuyên làm style này thì sẽ tốt hơn. Khi lựa chọn style bạn nên cân nhắc các chi tiết thành phần của style xem loại đó có phù hợp với điều kiện thời tiết, vị trí và khu vực xung quanh.

Các phong cách kiến trúc rất đa dạng, từ Tân cổ điển, bán cổ điển đến Hiện đại. Bạn nên tìm cho mình một style mà bạn thích nhất, phù hợp với cá tính và địa vị xã hội của bạn.

Bạn có thể tìm các mẫu nhà trên Internet để có thể hiểu về các phong cách kiến trúc khác nhau như là trang www.google.com, www.tcnhadep.com, www.ktds.vnwww.pinterest.com, www.dezeen.com

QUYẾT ĐỊNH KIỂU KHÔNG GIAN VÀ HÌNH THỨC MÀ BẠN MUỐN VÀ PHÙ HỢP

Hãy hỏi bản thân mình các câu hỏi sau:

  • Bạn muốn không khí nội thất ngôi nhà như thế nào?
  • Vật liệu đặc biệt nào mà bạn muốn?
  • Những màu sắc nào mà bạn muốn đưa vào nhà mình?
  • Nội thất bạn muốn kiểu đồ gỗ nào, sàn bằng chất liệu gì, tường hoàn thiện vật liệu nào…..

Khi nghĩ về các style thiết kế, bạn cần cân nhắc các câu hỏi sau:

. Bạn có muốn trần cao không? Trần cao ở khắp nhà hay chỉ một vài chỗ đặc biệt.

. Hành lang: Bạn muốn rộng hay hẹp? Bạn có muốn giới hạn càng ít càng tốt không?

. Cầu thang: bạn có muốn trưng ra để làm thành một yếu tố trang trí trong nhà không? Cầu thang ốp gỗ hay ốp đá.

. Cửa sổ: Loại khung kính nhôm hay khung gỗ kính? Có tin tưởng hay thích một nhà sản xuất nào không? Bạn thích cửa thường hay cửa kéo dài xuống tận chân tường. Bạn thích cửa sổ liền ban công và có lan can không?

. Tường ngăn: bạn có muốn tường ngăn các phòng rõ rệt hay muốn ít tường để nhà có không gian rộng hơn?

. Ánh sáng: Bạn sẽ sử dụng loại ánh sáng ấm cúng hay lạnh. Bạn có thích đèn chùm hay đèn âm trần, bạn có thích các trang trí ánh sáng đặc biệt nào mà muốn đưa vào nhà không?

. Mái nhà: Bạn thích nhà hiện đại mái bằng hay mái dốc theo kiểu Pháp thuộc, kiểu Tân Cổ điển?

. Hoàn thiện bên ngoài: bạn thích sẽ hoàn thiện nhà bằng sơn tường bình thường, ốp đá tự nhiên hay chất liệu gỗ nhựa ngoài trời?

. Sự an toàn: Ngôi nhà của bạn đặt ở nơi nào có ảnh hưởng của động đất, song thần, bão, lở đất? Nếu có thì bạn cần bàn với nhà thầu để có giải pháp cho thiết kế ngay từ ban đầu.

CÁC ĐIỂM ĐẶC BIỆT

Có một sô yếu tố đặc biệt có thể đưa vào ngôi nhà riêng của bạn:

Bạn có thích những thứ sau không?

. Lò sưởi . Bạn sẽ đặt ở phòng khách hay phòng nào? ở Việt nam lò sưởi sẽ không quá cần thiết vì sẽ chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn, nhưng nó lại là một yếu tố trang trí rất đẹp và tăng thêm sự sang trọng cho ngôi nhà rất nhiều.

. Phòng nghe nhạc hay xem phim gia đình.

. Hệ thống âm thanh trung tâm.

. Hệ thống điều hòa trung tâm, cục bộ hay điều hòa bức xạ nhiệt (water mat conditioner)

. Bể bơi, bể xục.

Thiết kế bền vững:

Xu hướng thiết kế hiện nay là thiết kế bền vững hay còn gọi thiết kế xanh. Khi thiết kế trên những tiêu chuẩn thiết kế bền vững sẽ giúp ngôi nhà của bạn tiêu tốn bớt năng lượng, tiết kiệm nước, nên sẽ giảm được các hóa đơn điện và nước hàng tháng cho bạn. Hãy làm việc với kiến trúc sư để đưa ra các thiết kế tốt nhất cho ngôi nhà của bạn.

Sau khi đã chuẩn bị những nội dung trên, bạn sẽ bắt đầu làm việc với Kiến trúc sư và các nhà thầu.

BƯỚC 5: LỰA CHỌN KIẾN TRÚC SƯ

Khi bước sang giai đoạn này bạn đã phải chuẩn bị cho mình sự hình dung sơ bộ cho ngôi nhà, kế hoạch xây dựng và chi phí nào đó và có thể còn viết được thành một bản Nhiệm vụ thiết kế.

“Điều quan trọng đối với ngôi nhà riêng – hãy tìm đến những con người và đội ngũ tốt. Bạn hãy tìm những người có năng lực mà bạn tin tưởng. Bạn đừng đặt tiêu chỉ giá rẻ lên trên mà là đạt được chất lượng tốt”

Glenn Murcutt – Kiến trúc sư thiết kế nhiều ngôi nhà nổi tiếng ở Australia
Nguồn: https://www.famous-architects.org/glenn-murcutt/

Giờ đây khi bạn đã biết ngôi nhà của mình như thế nào, bạn hãy thuê kiến trúc sư thiết kế cho bạn. Việc này cần làm sớm. Kiến trúc sư sẽ giúp bạn nhiều hơn là chỉ có biết vẽ. Họ sẽ định hướng sự tưởng tượng của bạn về ngôi nhà, lắng nghe ý tưởng của bạn và các nhu cầu của bạn. Họ sẽ giúp bạn chọn lọc những gì khả thi hay không khả thi dựa trên những tiền đề như là vị trí, đặc điểm mảnh đất, ngân sách cho phép, và khung thời gian thực hiện. Bạn sẽ phải làm việc rất chặt chẽ với kiến trúc sư, và với tất cả các kỹ sư khác cho ngôi nhà của bạn. Một yêu cầu tối quan trọng đó là hãy tìm những con người mà bạn có thể giao tiếp được và dễ dàng hiểu nhau, thì kết quả sự phối hợp sẽ rất tốt. Nếu không phù hợp về tính cách và con người, mặc dù đó có là KTS giỏi thì đó là tiền đề cho sự thất bại của ngôi nhà của bạn

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LỰA CHỌN ĐƯỢC KTS

. Qua các mối quan hệ bạn bè, người quen giới thiệu.

. Tìm kiếm các công ty thiết kế trên Internet.

. Tìm hiểu các tạp chí Kiến trúc và Nội thất cũng là nguồn để biết các KTS đã thiết kế các ngôi nhà đã được đăng trên các tạp chí đó.

Những gì bạn cần hỏi trước khi thuê KTS đó

. Họ có thế mạnh thiết kế style Kiến trúc hay Nội thất nào. Tốt nhất là bạn nên thuê KTS có thế mạnh về kiểu kiến trúc nội thất mà bạn mong muốn.

. Kinh nghiệm của họ thế nào, về dạng công trình gì

.  Hồ sơ thiết kế của họ sẽ gồm những gì? Có bản vẽ 3D và các bản vẽ để có thể thi công? Độ kỹ của hồ sơ ở mức nào.

. Phí thiết kế của họ thế nào? Họ tính theo m2 hay theo tỉ lệ % ngân sách công trình.

Cần biết những gì trong buổi gặp đầu tiên với KTS:

Chi phí thiết kế

. Tiến độ thiết kế

. Nhiệm vụ thiết kế – Với bản NVTK bạn sẽ dễ dàng giải thích và truyền đạt mong muốn của mình tới KTS, và họ sẽ dễ dàng hiểu bạn và đủ để nhận thấy KTS đó có phù hợp với bạn và ngôi nhà bạn cần hay không.

“Khi thuê KTS, bạn cần phải biết rõ điều gì là quan trọng với mình, điều gì là nhu cầu đặc biệt, sự liên hệ các không gian sinh hoạt với Ý tưởng chung. Hãy biết rõ những gì bạn muốn về thẩm mỹ, và hãy chắc chắn là người KTS đó đã từng làm công trình tương tự trước đó và có khả năng thực hiện những điều bạn mong muốn”.

Hãy tham khảo thêm về việc này tại 7 LỜI KHUYÊN KHI LỰA CHỌN KIẾN TRÚC SƯ THIẾT KẾ tại : http://pmh-studio.com/2019/02/25/7-loi-khuyen-khi-lua-chon-kien-truc-su-thiet-ke-2/

NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI LÀM VIỆC VỚI KTS:

  • Không nên áp đặt vì đó là cách bạn đang bỏ phí đi sức sáng tạo của họ.
  • Không nên thúc giục họ trong giai đoạn thiết kế Ý tưởng. Vì lúc đó họ cần tập trung cho suy nghĩ. Nếu bạn hỏi và giục thì họ không thể nghĩ được những ý tưởng tốt. Sự vội vàng không cho ra kết quả sáng tạo tốt được
  • Không nên KHÔNG lắng nghe họ, đôi khi họ sẽ nói những điều bạn chẳng hiểu hay bạn chưa từng nghe nên hoang mang không biết như thế nào. Tuy nhiên với các KTS có kinh nghiệm mà bạn tin tưởng, họ sẽ luôn có đi đầu và làm những thứ mới, song chắc chắn đều thực hiện được. Hãy tin vào họ. Bạn càng tin thì sản phẩm thiết kế có chất lượng càng cao.

BƯỚC 6: TÌM THẦY PHONG THỦY

 

Nguồn: https://customhomesofmadison.com

Để ngôi nhà sẽ giúp bạn sống được tốt hơn, đem lại nhiều điều tốt đẹp hơn thì phong thủy là một yếu tố sẽ giúp bạn được. Phong thủy là một lĩnh vực rất sâu và khoa học nên bạn nên tìm đến một thầy chuyên phong thủy. Với dịch vụ chuyên nghiệp, thầy phong thủy sẽ cấp cho bạn một bộ hồ sơ phong thủy đầy đủ các dữ liệu về vị trí các phòng trên mặt bằng, các vị trí quan trọng như bếp, bàn thờ, các màu sắc phù hợp…

Hiện nay có suy nghĩ là KTS cần phải biết phong thủy. Song KTS không thể hiểu và biết đầy đủ như một thầy phong thủy đã học và thực hành nhiều năm được. KTS chỉ có thể biết được vài thông tin bề nổi như là Đông tứ trạch, vị tri bếp, và một số điều kị trong nhà chứ không thể cũng cấp đầy đủ và bài bản như thầy phong thủy. Vì vậy bạn không nên chông trờ KTS làm việc đó mà nên tìm đến người làm chuyên nghiệp việc này.

Sau này các thiết kế phong thủy sẽ được KTS kết hợp đưa vào thiết kế kiến trúc và nội thất ngôi nhà của bạn.

Nếu bạn không quen một thầy phong thủy nào thì hãy hỏi KTS và họ sẽ giới thiệu cho bạn người phù hợp.

BƯỚC 7: TÌM HIỂU VỀ CÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Nguồn: http://rentalmap.org/general-description-of-construction-materials-used-in-construction/

Bạn nên đến các showroom vật liệu xây dựng và thiết bị để tìm hiểu về các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu xây dựng hoàn thiện để rõ hơn và có sự chuẩn bị cho ngôi nhà của mình. Bước này bạn có dựa dựa vào KTS hoàn toàn, song nếu bạn chủ động thì vẫn tốt hơn.

BƯỚC 8 – TÌM KIẾM NHÀ TỔNG THẦU THI CÔNG

Bạn đã hình dung về ngôi nhà và đã có KTS thiết kế, việc thiết kế đã được bắt đầu. Giờ là lúc bạn nên tìm nhà thi công xây dựng cho bạn.

Nguồn: http://www.coteccons.vn

Đối với các ngôi nhà riêng thì nhiều công ty kiến trúc cũng sẽ là nhà thi công cho bạn luôn với hình thức “chìa khóa trao tay”, hoặc bạn có thể tìm một nhà thầu riêng cũng là một lựa chọn.

Hãy lưu ý là Tổng thầu là người sẽ làm nên ngôi nhà của bạn, họ sẽ thực hiện mọi việc xây dựng lắp đặt trên công trường, thay mặt bạn giải quyết mọi việc, tổ chức công việc của các nhà thầu phụ và chủ trì việc lắp đặt các thiết bị theo đúng thiết kế. Họ là những người mà bạn tin tưởng và là những người bạn phải dễ dàng trao đổi trong mọi tình huống, và tinh thần hợp tác và cầu thị cao.. Và cũng giống như KTS bạn cũng sẽ phải làm việc với họ rất chặt chẽ trong suốt quá trình xây dựng nên việc giao tiếp dễ dàng và là người có tinh thần hợp tác là yếu tố nền tảng. Nếu tìm được một tổng thầu phù hợp là điều chắc chắn ngôi nhà của bạn sẽ ra đời một cách hoàn hảo.

TÌM NHÀ THẦU BẰNG CÁCH NÀO:

. Hãy hỏi Kiến trúc sư đang thiết kế cho bạn.

. Hỏi qua người thân, bạn bè.

. Tìm kiếm qua google, các trang mạng xã hội của hội xây dựng, hội các nhà thầu xây dựng….

TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH CHỌN NHÀ THẦU:

  • Hãy gặp và hỏi những khách hàng cũ của nhà thầu đó để tìm hiểu về họ, tìm hiểu xem liệu nếu có công trình mới họ có tiếp tục làm việc với nhà thầu đó nữa không, có những điều gì nên biết về họ.
  • Chụp ảnh những công trình mà họ đã xây.
  • Gặp gỡ đội nhóm của tổng thầu đó.
  • Hãy hỏi xem ai sẽ tham gia thi công nhà bạn/ các nhà thầu phụ mà tổng thầu sẽ sử dụng?
  • Hãy hỏi về nhà cung cấp là ai?

    BƯỚC 9 – SẮP XẾP TÀI CHÍNH

    Sau khi đã có một bản đồ đầy đủ về trình tự và khối lượng công việc bạn sẽ cần phải sắp xếp nguồn tài chính cho việc khởi động công việc ngay. Chi phí xây nhà là rất lớn nên bạn cần có sự chuẩn bị và sắp xếp càng sớm càng tốt. Bạn nên có lộ trình thanh toán với các đối tác theo trình tự thời gian. Việc này giúp chia nhỏ các lần thanh toán và khớp được với sự hoàn thành việc của các đối tác. Khi thi công bạn nên theo dõi các bước thi công chặt chẽ để khối lượng thanh toán khớp với khối lượng thực hiện.

Với các hướng dẫn ở đây, chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát cho việc xây nhà của mình.

Nếu các bạn còn có câu hỏi nào thì xin hãy liên hệ với chúng qua email : info.pmhstudio@gmail.com.

(Tham khảo: www.homebuilderdigest.com)

© 2024 PMH STUDIO. Designed by PMH STUDIO and Developed by LinxHQ Vietnam.